Ads

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Khai tử Quỹ Bình ổn giá xăng dầu?

Việc vừa xả vừa trích quỹ rõ ràng không mang lại hiệu quả cao trong bình ổn giá xăng dầu.


Thông tin từ cuộc họp mới nhất của Bộ Công Thương quanh việc sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu cho thấy nhiều ý kiến mong muốn loại bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) khỏi công thức tính giá cơ sở bởi hiệu quả của nó không cao.
Không thể vừa xả vừa trích
Nhiều năm trở lại đây, giới doanh nghiệp (DN) và chuyên gia đã nêu ý kiến trái chiều về Quỹ BOG. Báo cáo kết quả kiểm toán giai đoạn 2015-2016 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra hàng loạt bất ổn liên quan đến điều hành giá xăng dầu, trong đó có Quỹ BOG.
Tuy thừa nhận việc trích lập, quản lý và sử dụng BOG theo Nghị định 83 là cần thiết trong trường hợp giá xăng dầu thế giới có biến động nhưng KTNN vẫn cho rằng việc trích quỹ này vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, khi giá cơ sở tăng so với kỳ trước điều hành giá, cơ quan điều hành giá lại đồng thời thực hiện cả trích quỹ và chi Quỹ BOG.
Như vậy, khi bù trừ phần chi quỹ và phần trích quỹ cho nhau thì giá xăng dầu vẫn không được hỗ trợ nhiều và nhiều trường hợp vẫn phải tăng giá. Trong khi đó, thực tế, nhiều DN đầu mối vẫn còn tồn Quỹ BOG với giá trị lớn sau khi điều chỉnh tăng giá.
Để khắc phục tình trạng này, KTNN kiến nghị chỉ trích lập Quỹ BOG khi giá giảm để giá xăng dầu vẫn ổn định và tạo nguồn cho quỹ. Ngược lại, khi giá tăng thì sử dụng quỹ để bù đắp và không được trích quỹ để đạt mục đích bình ổn giá xăng dầu. Chỉ trong trường hợp thiếu quỹ thì mới tăng giá.
"Tuy nhiên, cũng cần phải cân đối mức chi sử dụng quỹ không nên quá cao, thời gian chi không nên kéo dài vì điều này sẽ dẫn đến giá bán xăng dầu trong nước thoát ly giá thế giới, nhanh cạn quỹ và khi đó buộc phải tăng giá" - KTNN lưu ý.
Về phía DN, nhiều ý kiến cũng kiến nghị loại bỏ Quỹ BOG ra khỏi công thức giá bởi đi ngược với thị trường. Ông Nguyễn Văn Tiu, Chủ tịch HĐQT Công ty Xăng dầu Tự lực I (Hà Nội), cho rằng Quỹ BOG hoạt động không hợp lý và thiếu bình đẳng với ngay các DN. "Thật ra, DN không thích quỹ này bởi nhiều hạn chế về hệ thống phân phối, bán hàng khiến họ bị âm quỹ. Phần nhiều DN dư quỹ chỉ là DN lớn" - ông Nguyễn Văn Tiu giải thích.
Ông Tiu đánh giá việc vừa xả Quỹ BOG vừa trích quỹ rõ ràng không mang lại hiệu quả cao trong bình ổn giá. Ví dụ, sử dụng quỹ 500 đồng mà đồng thời trích vào 300 đồng thì người tiêu dùng chỉ còn được lợi trong thời điểm đó là 200 đồng.
Theo ông Tiu, điều hành theo cơ chế thị trường là tốt nhất, giá xăng dầu lên thì người tiêu dùng chịu mà giá xuống thì họ hưởng lợi. Như thế, sẽ tránh tình trạng giá xăng dầu thế giới xuống mà trong nước vẫn neo cao vì phải trích lập quỹ nhưng giá lên thì không được hỗ trợ nhiều vì vừa xả vừa bị trích lại.
Khai tử Quỹ Bình ổn giá xăng dầu? - Ảnh 1.
Việc trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vẫn còn nhiều bất cập Ảnh: TẤN THẠNH
Đưa giá xăng về thị trường
Một lý do khác khiến việc sử dụng BOG không còn cần thiết là bởi quỹ này chính là rào cản đưa giá xăng dầu đến với thị trường.
Ông Nguyễn Văn Tiu cho rằng xăng dầu tuy là mặt hàng thiết yếu, cần có sự quản lý nhất định nhưng không cần thiết phải dùng đến công cụ phi thị trường. Bỏ quỹ này sẽ giúp việc điều hành giá xăng dầu trở nên dễ dàng hơn. Thực tế, nhiều mặt hàng thiết yếu khác cũng không cần sử dụng đến Quỹ BOG mà vẫn có thể điều hành được. Ông Tiu cũng cho rằng trong bối cảnh cắt giảm thủ tục hành chính, đưa việc điều hành giá về một công thức đơn giản và hiệu quả nhất thì khi xem xét sửa đổi Nghị định 83, cần quyết liệt, mạnh dạn loại bỏ Quỹ BOG.
Trong khi đó, PGS-TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), nhìn nhận việc điều hành, quản lý BOG là rất phức tạp, nhất là trong việc cân đối giữa xả quỹ và trích quỹ. Nếu chỉ xả quỹ mà không trích thì sớm muộn sẽ cạn quỹ. Còn nếu trích quỹ trong mọi trường hợp thì dễ dẫn đến tâm lý bất bình từ phía người dân khi có những thời điểm giá xăng không được bù đắp đáng kể.
"Nếu không quản lý được hiệu quả nguồn quỹ này thì nên loại bỏ khỏi công thức tính giá xăng dầu. Cùng với đó, tạo ra những cơ chế để đưa giá xăng trở về đúng nghĩa thị trường, như tăng cường đầu mối, giảm độc quyền, loại bỏ tham nhũng chính sách, ưu ái cho DN thị phần... Đó mới chính là cách điều hành giá xăng dầu hợp lý" - ông Đào góp ý.
Ở góc độ khác, nhiều chuyên gia cũng không ít lần lên tiếng đề nghị có những giải pháp cẩn trọng trong quản lý BOG để tránh bị lợi dụng bởi thực tế, quỹ này được tạo nên từ túi tiền của người dân. Trong những thời điểm dư quỹ lớn, giá xăng dầu theo chiều giảm thì đó là một nguồn tiền nhàn rỗi, có thể được sử dụng cho mục đích khác. Tất nhiên, theo quy định, khoản dư quỹ phải được quản lý bởi Kho bạc Nhà nước. Song, để có thể kiểm soát minh bạch, cần có sự vào cuộc của cơ quan thanh tra, kiểm toán.
Cần rút ngắn chu kỳ điều hành giá
Một nội dung khác cũng đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp trong quá trình xem xét, rà soát, sửa đổi Nghị định 83 là rút ngắn chu kỳ điều hành giá xăng dầu.
Theo các chuyên gia và DN, nhịp độ 15 ngày điều hành giá một lần như hiện nay vẫn hơi dài. Theo họ, nên đưa giá xăng dầu về nhịp độ điều hành 7-10 ngày/lần để bám sát thị trường hơn.
Share:

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Tuổi nào động thổ xây nhà sẽ phát tài năm 2018?

Với mỗi người dân Việt Nam, việc lựa chọn thời điểm và tuổi phù hợp để quyết định làm nhà là vô cùng quan trọng bởi họ cho rằng nó sẽ ảnh hưởng không ít tới thịnh vượng, tài vận của cả gia đình về sau.


Từ xưa tới nay ông cha ta vẫn thường có câu: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", đặc biệt trong chuyện làm nhà không được tùy ý chủ quan, cần phải xem xét cẩn thận tuổi nào làm nhà sẽ đẹp để gia đình được yên ấm, tài vận hanh thông.
Xuân Mậu Tuất đang đến gần, năm 2018 sẽ là nỗi băn khoăn cho những gia chủ muốn động thổ xây nhà vì họ không biết tuổi của mình có phù hợp và thuận tiện để làm nhà hay không. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một vài lưu ý để bạn đọc có thể tham khảo về tuổi đẹp để động thổ làm nhà trong năm nay.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, việc xem tuổi làm nhà hiện nay có nhiều quan niệm dựa trên các tiêu chí khác nhau như tuổi gia chủ, sao chiếu mệnh, hướng nhà…Tuy nhiên quan niệm phổ biến nhất hiện nay thì khi làm nhà, chủ nhà chỉ cần tránh được ba hạn lớn là Kim Lâu, Hoang Ốc và Tam Tai là đạt yêu cầu.
Làm nhà năm phạm Tam Tai (3 năm hạn xấu liên tiếp) dễ gặp điều không may hay gặp các tai họa không lường trước. Năm phạm Kim Lâu làm nhà, vào tuổi này thì bản thân người làm nhà sẽ bị hại, vợ con, súc vật, công việc sẽ bị tổn hại (tùy vào cung bị phạm). Hoang Ốc có nghĩa là địa sát, ngôi nhà xây nên dễ hoang vắng, hiu quạnh hoặc gia chủ gặp nhiều điều không may mắn.
Nếu tuổi của một người phạm 1 trong 3 hạn trên thì không nên tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà cửa mà nên đợi năm khác, hoặc tiến hành thủ tục mượn tuổi.
Những tuổi đẹp để động thổ làm nhà trong năm 2018.
Tuổi nào động thổ xây nhà sẽ phát tài năm 2018? - Ảnh 1.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm cương, trong trường hợp gia chủ không được tuổi làm nhà thì có thể khắc phục bằng cách mượn tuổi. Mượn tuổi chính là nhờ người hợp tuổi trong năm đó động thổ giúp để lấy cái hên, cái may mắn của người mượn giúp chủ nhà tránh được những điều không may xảy ra trong quá trình xây dựng.
Khi mượn tuổi gia chủ cũng nên lưu ý chọn những người có sức khỏe, tính tình xởi lởi, gia đình hòa thuận, làm ăn khấm khá. Người này tốt nhất phải hơn tuổi chủ nhà hoặc có vai vế cao hơn trong dòng họ.
Một điều lưu ý nữa là, khi tiến hành mượn tuổi làm nhà gia chủ cũng cần tránh chọn tuổi bị trực xung với chủ nhà. Các cặp tuổi trực xung bao gồm: Tý – Ngọ, Mão – Dậu, Dần – Thân, Tỵ – Hợi, Thìn – Tuất, Sửu – Mùi.
Xuân Thắng (Tổng hợp)
Theo Trí thức trẻ
Share:

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Kích thích đầu tư từ chính sách đất đai

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, ban soạn thảo đề xuất giải pháp bỏ hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Kích thích đầu tư từ chính sách đất đai
Ảnh minh họa
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.
Trong hơn 3 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên thực tiễn triển khai thi hành Luật Đất đai vẫn còn những tồn tại, bất cập là lý do mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị Chính phủ xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
Luật Đất đai năm 2013 đã nâng thời hạn sử dụng đất lên 50 năm đối với các loại đất nông nghiệp, mở rộng hạn mức giao đất cho các hộ nông dân, cho phép chuyển đổi cơ cấu sản xuất… tạo điều kiện cho người sử dụng đất nông nghiệp mở rộng sản xuất và yên tâm đầu tư lâu dài.
Tuy vậy, theo khảo sát quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất chưa khuyến khích, tích tụ đất đai quy mô lớn. Nhất là quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm đối với hộ gia đình không được quá 10 lần hạn mức giao đất, gây khó khăn cho người nhận chuyển quyền vượt quá hạn mức quy định, phải nhờ người khác đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phần diện tích vượt hạn mức bị từ chối khi thế chấp vay vốn ngân hàng.
Người không trực tiếp sản xuất, mặc dù có vốn, công nghệ, thị trường, không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng đang là một quy định gây cản trở đầu tư vào nông nghiệp.
Chính vì vậy, trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, ban soạn thảo đề xuất giải pháp bỏ hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Việc này giải quyết được việc đảm bảo cho hộ gia đình, cá nhân có quyền nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nhu cầu và năng lực của mình mà không lo bị giới hạn hạn mức sử dụng đất.
Luật Đất đai quy định (điều 191) tổ chức kinh tế; hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân là các cán bộ, công chức, công nhân, người lao động tại các tỉnh, thành mà sản xuất nông nghiệp trồng lúa xuất khẩu gạo vẫn là chủ đạo thì những hộ gia đình, cá nhân này họ vẫn có nhu cầu tích tụ đất trồng lúa để trực tiếp canh tác hoặc thuê người canh tác và nguồn thu nhập chính của họ cũng chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp trồng lúa.
Hay như các tổ chức kinh tế họ có nhu cầu đầu tư máy móc để sản xuất trồng lúa với công nghệ cao nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo của Việt Nam nhưng lại bị vướng mắc với quy định của luật vì không được quyền nhận chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa để sản xuất trồng lúa.
Vì vậy để khuyến khích được nhà đầu tư là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mặc dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn đầu tư tích tụ đất trồng lúa để sản xuất trồng lúa nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gạo của Việt Nam, bộ đề xuất giải pháp cho phép hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp; tổ chức kinh tế được quyền nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nhưng với điều kiện là phải sử dụng đúng mục đích.
Đối với các dự án để thực hiện dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhưng lại không được quy định trong luật dẫn đến công tác thu hồi đất gặp nhiều khó khăn về tính pháp lý vừa qua, bộ cũng đã đưa ra đề xuất bổ sung một khoản của Điều 62 quy định cụ thể về thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tạo quỹ đất.
Trong đó quy định cụ thể về các trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để khai thác quỹ đất trong đó bao gồm cả các trường hợp: thu hồi đất của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và DNNN trong trường hợp rà soát, sắp xếp đất đai, đặc biệt là tại các vị trí có lợi thế và khả năng sinh lợi cao; thu hồi đất theo phương án di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trụ sở cơ quan ra khỏi đô thị.
Điều 62 sửa đổi, bổ sung một số trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng như: thu hồi đất để thực hiện dự án khu đô thị mới, khu nhà ở; sử dụng đất của dự án có vốn đầu tư nước ngoài, dự án phát triển nông nghiệp tập trung, nông nghiệp công nghệ cao.
Đồng thời bổ sung thêm quy định về việc đối với các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thực hiện giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng, nếu có nhu cầu thì được thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận với người sử dụng đất.
Cũng tại dự thảo lần này, bộ đề xuất bổ sung quy định người sử dụng đất là cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
Bích Hợp (TBNH) cafeland.vn
Share:

Công trình sai phép, không phép phải phá dỡ: Bịt kẽ hở… phạt cho tồn tại

Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm xây dựng có hiệu lực từ 15/1 được ví như liều thuốc cực mạnh hạn chế công trình xây dựng trái phép. Việc tăng chế tài xử lý lên ngưỡng cao nhất đang nhằm tiệt triêu 2 đối tượng chính: Chủ đầu tư và nhóm bảo kê sai phạm.

Công trình sai phép, không phép phải phá dỡ: Bịt kẽ hở… phạt cho tồn tại
Điểm chờ 60 ngày
Số liệu năm 2017 cho thấy tình trạng xây dựng sai phép, không phép diễn ra tràn lan tại nhiều địa phương trên cả nước. Điều dư luận quan tâm là đối với các công trình xây dựng, muốn được phê duyệt và triển khai phải qua nhiều cấp thẩm quyền. Chưa kể đội ngũ thanh tra xây dựng phủ sóng khắp quận, huyện. Tại sao vẫn không kịp thời phát hiện, xử lý triệt để ra sai phạm? Liệu có sự bao che, bảo kê hay buông lỏng quản lý?
 Thực hiện tháo dỡ công trình vi phạm tại khu vực Hồ Tây, Hà Nội. Ảnh: Chiến Công
Trong khi đó, giới luật sư nhận định việc nhờn luật trong trật tự xây dựng, dễ nhìn thấy trước nguyên nhân chủ quan. Then chốt nhất do chế tài xử lý của cơ quan quản lý chưa đủ sức răn đe. Giải pháp phạt cho tồn tại thoạt nghe có vẻ nhân đạo, tránh lãng phí, nhưng thực tế đang khiến sai phạm gia tăng.
Từ thực tế đó, Nghị định 139 ra đời, với quy định chặt chẽ hơn là yêu cầu chủ đầu tư phải phá dỡ công trình làm sai, xây liều, xây không phép. Nhận định chung của nhiều chuyên gia quy hoạch – xây dựng là Nghị định mới siết chặt quy trình quản lý xây dựng hơn và có khả năng làm thay đổi trật tự xây dựng theo hướng tích cực.
Rõ ràng, quy định về chế tài xử phạt trong lĩnh vực xây dựng phải kiên quyết mới giữ vững được trật tự xây dựng. Vấn đề còn lại là sòng phẳng, rõ ràng giữa cơ quan quản lý Nhà nước với chủ công trình.
Mới nhất và được bàn luận sôi nổi là quy định tại Điều 15, cho phép chủ công trình trong khoảng thời gian 60 ngày (kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính) làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng sai phép. Sau khoảng thời gian trên, chủ công trình xuất trình được giấy phép xây dựng phù hợp, công trình được tiếp tục thi công theo giấy phép. Ngược lại, ngay lập tức phải tiến hành đập bỏ phần vi phạm.
Giải thích về “điểm chờ” 60 ngày này, theo đại diện Bộ Xây dựng, đây là một bước tạo điều kiện cho chủ công trình “thêm lần nữa khắc phục sai phạm”. Trong tình hình thực tế hiện nay khi mà công tác quy hoạch chưa phủ kín, việc xin giấy phép xây dựng còn khó khăn, chỉ áp dụng trong giai đoạn quá độ cho phù hợp với tình hình của các địa phương. Áp dụng Nghị định 139, ai bao che, ai để tồn tại sẽ biết và xử lý ngay.
Không thể loanh quanh phần ngọn
Ở góc độ chủ công trình, không ít người dân phản ánh, nhà xuống cấp muốn xây mới không được, sửa chữa, cải tạo cũng không xong vì lỡ nằm trong quy hoạch. Tuy nhiên, tình trạng quy hoạch "treo" từ năm này sang năm khác khiến đời sống người dân hết sức khốn khổ. Vì lẽ đó, song song với xử lý chủ công trình sai phạm cũng cần xử lý người quy hoạch không đúng.
TS Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu dẫn chứng hàng loạt chung cư vượt tầng, khu đô thị phá vỡ quy hoạch nhưng “đâu vào đấy” rồi mới bị phát hiện. Liệu có sự "chống lưng", bao che đằng sau vi phạm và cách hợp thức hóa những vi phạm đó hay không? Ông Liêm thẳng thắn phân tích, người dân bình thường mới đổ đống cát giữa nhà đã thấy bóng dáng Thanh tra xây dựng, lực lượng đô thị xuất hiện hỏi thăm. Trong khi có những công trình xây dựng ngang nhiên sai phạm giữa thanh thiên bạch nhật lại được "ngó lơ".
Nhiều sai phạm ở các dự án, công trình lớn, thậm chí xây dựng trên đất nông nghiệp, đất quân sự không phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Đến khi công trình xong, cơ quan chức năng mới phát hiện, sau đó cho phép tồn tại. Phải cào bằng tất cả các loại công trình sai phạm với một khung phạt thật nghiêm khắc. Chủ công trình riêng lẻ hay khu đô thị, khi xây dựng sai phép, không phép cũng đều phải đập bỏ.
Đồng quan điểm, theo ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, vi phạm xây dựng giống như quả bom nổ chậm không biết nổ lúc nào. Việc bỏ quy định cho nộp tiền để tồn tại công trình sai phạm và buộc tháo dỡ phần diện tích vi phạm là chế tài cần thiết để răn đe chủ đầu tư cố tình vi phạm. Dù vậy, tình trạng xây dựng sai phép có giảm hay không lại cần sự thực thi nghiêm minh quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Không chỉ chế tài chủ đầu tư vi phạm mà còn cần những quy định ràng buộc trách nhiệm, chế tài đối với lực lượng quản lý.
Trong khi đó, về quy định phá dỡ công trình sai phạm, thạc sỹ Nguyễn Tuấn Minh – chuyên gia kiểm định xây dựng đánh giá rất phức tạp.
“Phần lớn nhà cao tầng nằm lẫn trong khu dân cư. Việc thực hiện phá dỡ phần công trình vi phạm vì thế rất khó khăn, đặc biệt, những phần vi phạm thuộc phần ngầm không thể phá dỡ vì sẽ loại bỏ gần như toàn bộ công trình cả ở phần chìm lẫn phần nổi nếu đã thi công xong một phần hoặc toàn bộ phần thân... Do đó, cần kiểm soát chặt trước khi công trình rõ “hình hài”, giải quyết từ “gốc” bao giờ cũng dễ dàng hơn trên “ngọn” – ông Minh cho hay.
Tại Hà Nội, năm 2017, các Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 17.422 công trình, số công trình có vi phạm 1.916 công trình; UBND cấp xã, cấp huyện đã xử lý vi phạm 1.571 trường hợp; ban hành 1.740 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 12 tỷ đồng.
Tại TP Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng TP cho biết, kết quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng trong năm 2017 tăng so với năm 2016. Trong đó, số công trình xây dựng sai phép: 856 trường hợp, tăng 140 trường hợp và xây dựng không phép: 1.216 trường hợp, tăng 135 trường hợp.
Gia Tuấn (KT&ĐT)
Share:

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Sập cầu Long Kiểng Nhà Bè - Đất nền KDC Nhơn Đức của Vạn Phát Hưng tăng giá từng giờ

SÂP CẦU LONG KIỂN NHÀ BÈ - ĐẤT NỀN KHU DÂN CƯ NHƠN ĐỨC VẠN PHÁT HƯNG TĂNG GIÁ CHÓNG MẶT

Dự án xây dựng cầu Long Kiểng - Nhà Bè

Cầu Long Kiểng mới do Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 làm chủ đầu tư, với quy mô dài 318m (chưa tính phần đường vào cầu), rộng 15 m, khổ thông thuyền 5m x 30m, với tổng mức đầu tư 557 tỉ đồng (trong đó xây lắp 265 tỉ đồng), 

Dự án đã được hoàn tất các thủ tục và chuẩn bị đấu thầu, chờ UBND huyện Nhà Bè bồi thường giải phóng mặt bằng. Dự kiến khởi công quý 2 năm 2018, hoàn thành sau 18 tháng thi công, tức đến năm 2019.

Cầu Long Kiển hiện hữu sẽ được dùng để đảm bảo giao thông khi xây dựng cầu mới. Do đó việc khôi phục nhịp cầu bị sập phải đảm bảo sử dụng cho tối thiểu khoảng 2 năm nữa.

Sự cố sập cầu Long Kiển tối 19-1 khiến tuyến đường Lê Văn Lương, nối giữa 2 xã Phước Kiểng và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP HCM đứt đoạn, giao thông qua đây đang bị phong tỏa.

Sáng 20-1, nhiều đơn vị chức năng vẫn túc trực tại hiện trường để triển khai các phương án khắc phục sự cố sập một nhịp thông thuyền ở cầu Long Kiển, bị chiếc xe ben chở quá tải gây ra tối 19-1.

Sự sập cầu Long Kiển may mắn không gây thiệt hại về người và hiện tài xế chiếc xe ben là Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) đang bị tạm giữ để lấy lời khai.

Tại hiện trường, chiếc xe ben vẫn còn chìm dưới sông và hiện các đơn vị đang tiến hành triển khai phương án trục vớt.

Nhân viên điện lực có mặt khắc phục sự cố cầu Long Kiểng
Ngoài ra, do một nhịp cầu tại khoang thông thuyền bị sập hoàn toàn nên đã kéo theo cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật của cầu, bao gồm đường ống cấp nước, hệ thống chiếu sáng, cáp thông tin..., cũng bị ảnh hưởng. Nhân viên điện lực, cấp thoát nước..., đang túc trực tại hiện trường để tiến hành sửa chữa.
Phong tỏa giao thông xung quanh cầu Long Kiểng dự án Nhơn Đức Nhà Bè
Phong tỏa giao thông xung quanh cầu Long Kiểng dự án Nhơn Đức Nhà Bè
Giao thông qua khu vực trên hiện đang bị phong tỏa và Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM hiện đã lên phương án phân luồng giao thông qua khu vực này.

Theo đó, trong quá trình khắc phục sự cố, các hướng đi qua khu vực này được điều chỉnh như sau:


Hướng từ tỉnh Long An đi Quận 7 - Đi xã Nhơn Đức Nhà Bè

- Lộ trình lưu thông các loại phương tiện: đường Lê Văn Lương -> đường Nguyễn Bình -> đường Nguyễn Hữu Thọ -> đường Phạm Hữu Lầu -> đường Lê Văn Lương.

- Lộ trình lưu thông xe 2 bánh: đường Lê Văn Lương -> đường Nguyễn Bình -> đường Đào Sư Tích -> đường Lê Văn Lương.

Hướng từ Quận 7 đi tỉnh Long An:

- Lộ trình lưu thông các loại phương tiện: đường Lê Văn Lương -> đường Phạm Hữu Lầu -> đường Nguyễn Hữu Thọ -> đường Nguyễn Bình -> đường Lê Văn Lương.

- Lộ trình lưu thông xe 02 bánh: đường Lê Văn Lương -> đường Đào Sư Tích -> đường Nguyễn Bình -> đường Lê Văn Lương

Cách hiện trường khoảng 300 m, lực lượng chức năng lập biển báo thông tin sự cố và hướng dẫn hướng lưu thông mới

Trưa 20-1, các đơn vị trực thuộc Sở GTVT và lực lượng chức năng huyện Nhà Bè đã bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông tại hai đầu cầu và các giao lộ, đồng thời điều tiết giao thông thủy tại phía thượng lưu và hạ lưu.

Trước đó, vào khoảng 21 giờ 40 phút đêm 19-1, chiếc xe ben chở đá với tổng tải trọng khoảng 15 tấn do Nguyễn Thanh Lâm điều khiển lưu thông qua cầu Long Kiển có tải trọng cho phép 3,5 tấn, đã gây sập một nhịp thuộc khoang thông thuyền. Xe ben rớt sông và người đàn ông điều khiển xe máy phía sau cũng bị rơi xuống. May mắn, người đàn ông điều khiển phương tiện này kịp bám vào thành cầu, thoát nạn.

Hiện trường cầu Long Kiển sập sáng 20 - 01 - 2018
Hiện trường cầu Long Kiển sập sáng 20 - 01 - 2018
Phập phồng qua cầu Long Kiển đến năm 2019

Theo Sở GTVT TP HCM, trong quá trình chờ xây dựng cầu mới, cầu Long Kiển hiện tại vẫn phải khai thác và biện pháp khắc phục sự cố nêu trên là sẽ thay nhịp cầu mới, dự kiến trước Tết Nguyên đán sẽ hoàn thành và thông xe.

Cách cầu Long Kiểng khoảng 3km đoạn Lê Văn Lương - Nguyễn Bình. Dự án Khu dân cư Nhơn Đức của chủ đầu tư Vạn Phát Hưng mở bán từ những ngày cuối năm 2017 bỗng chóc được các nhà đầu tư thứ cấp rủ nhau quyết định mua vì tin chắc cây cầu xây mới sẽ làm giá đất Nhơn Đức tăng ngon. 

Khách hàng đi bộ tham quan dự án Nhơn Đức
Khách hàng được tư vấn tại dự án dân cư Nhơn Đức
Khách hàng vào cổng tham quan dự án Nhơn Đức

Theo như lời một chị chuyên viên tư vấn sản phẩm Vạn Phát Hưng lâu năm cho hay hai khách hàng đầu tư của chị đi xem dự án Nhơn Đức vì họ đọc được tin cầu sập lúc trưa nên về là quyết định mua ngay.

nguồn: cafef.vn
Share:

Ý tưởng sáng tạo giúp phòng tắm đẹp hiện đại và tinh tế theo phong cách tối giản

Không gian phòng tắm nhỏ hẹp, chật chội, bạn có thể cải tạo, mở rộng căn phòng bằng cách thiết kế trang trí nội thất theo phong cách tối giản.
Dù bạn đang sở hữu không gian phòng tắm có diện tích chật hẹp hay rộng rãi thì việc thiết kế, sắp xếp tạo khoảng diện tích mang cảm giác thư giãn, dễ chịu cho mọi người trong gia đình là điều cần thiết. Vì thế, khi trang trí, cải tạo phòng tắm, bạn có thể tìm những ý tưởng vô cùng thú vị và sáng tạo trong bài viết dưới đây giúp cho phòng tắm đẹp xinh và gọn gàng.
nhà đẹp,thiết kế nhà,nội thất phòng tắm
Những căn phòng được thiết kế theo phong cách tối giản luôn mang đến vẻ đẹp gọn gàng, thông thoáng, hiện đại và sang trọng. Vì thế, nếu bạn yêu phong cách tối giản, hãy lưu tâm đến những lời khuyên hữu ích trong bài viết, chắc chắn đó sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn khi chuẩn bị trang trí hay cải tạo không gian thư giãn hàng ngày cho gia đình mình.
Chọn màu đơn sắc
Khi bắt tay vào trang trí phòng tắm, điều đầu tiên bạn cần lưu ý đó là chọn được gam màu phù hợp, giúp mọi người cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi sử dụng, đồng thời màu sắc còn là cứu cánh cho không gian nhỏ, là chìa khóa giúp những không gian vừa và rộng thêm ấn tượng.
nhà đẹp,thiết kế nhà,nội thất phòng tắm
Hãy lưu ý đến việc chọn màu trung tính với sắc độ trầm. Những gam màu này sẽ giúp không gian thư giãn của gia đình bạn không bao giờ lỗi mốt. Ngược lại, những góc nhỏ vẫn đẹp và thoáng khi được chọn lựa màu và kết hợp một cách hài hòa trong không gian.
nhà đẹp,thiết kế nhà,nội thất phòng tắm
Phong cách tối giản thường chọn bảng màu trung tính, những gam màu ai nhìn cũng cảm thấy yêu ngay từ lần đầu tiên. Hãy sử dụng ngay những sắc màu trung tính làm màu nhấn và màu nền với các sắc độ khác nhau.
Một gợi ý thú vị dành cho những không gian phòng tắm trang trí theo phong cách tối giản đó là chọn nội thất màu trắng hoặc be. Những loại vật dụng dễ dàng tạo điểm nhấn cho không gian, đồng thời giúp căn phòng sáng và thoáng hơn.
Chọn nội thất làm điểm nhấn
Nội thất, đồ dùng bên trong phòng tắm vừa là vật dụng cần thiết, vừa giúp căn phòng có thêm điểm nhấn ấn tượng. Phong cách tối giản không cần đến việc sử dụng quá nhiều chi tiết trang trí, hãy tập trung vào chính nội thất và đồ dùng, chúng vừa giúp không gian tiện nghi, hiện đại vừa tạo vẻ đẹp bắt mắt và ấn tượng.
nhà đẹp,thiết kế nhà,nội thất phòng tắm
Một chiếc vòi nước và chậu rửa mặt được thiết kế với kiểu dáng lạ mắt giúp phòng tắm xinh đẹp hơn bao giờ hết.

nhà đẹp,thiết kế nhà,nội thất phòng tắm
Với những người yêu thích việc tắm bồn có thể chọn mua bồn tắm theo phong cách cổ điển. Mọi chi tiết khác trong không gian không cần cầu kỳ vẫn có thể giúp phòng tắm đẹp hơn.
nhà đẹp,thiết kế nhà,nội thất phòng tắm
Chỉ có những chi tiết giản đơn với những đường nét cơ bản, phòng tắm vẫn toát lên vẻ đẹp duyên dáng và mềm mại khi có sự hiện diện của tấm thảm êm ái.
nhà đẹp,thiết kế nhà,nội thất phòng tắm
Bạn cũng có thể tạo sự tương phản màu sắc giữa vật dụng trang trí và màu nền của tường. Không gian phòng tắm đẹp hơn với những đường nét và màu sắc vô cùng cá tính.
Chú ý đến ánh sáng
Ánh sáng là một phần quan trọng tạo nên hiệu quả trang trí tốt nhất cho bất kỳ không gian nào với bất kỳ phong cách nào. Vì thế, hãy sử dụng ánh sáng như một công cụ đắc lực trong việc mở rộng không gian, kết hợp với nội thất để tăng thêm vẻ đẹp hiện đại và thanh thoát.
nhà đẹp,thiết kế nhà,nội thất phòng tắm
Ánh sáng tự nhiên được hắt qua cửa sổ, khuếch tán qua gương gắn tường cho phòng tắm rộng và đẹp hơn.
nhà đẹp,thiết kế nhà,nội thất phòng tắm
Bạn có thể kết hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo bên trong phòng.
Bạn nên sử dụng các loại đèn hắt tường, hắt trần với màu sắc ấm cúng cho không gian thêm thân thiện, gần gũi, tạo cảm giác thoải mái cho mọi người khi sử dụng.
Theo Em đẹp (Vietnamnet)
Share:

Gọi cho tôi

ỦNG HỘ CỬA VIỆT KHÁNH HÒA

BTemplates.com

Được tạo bởi Blogger.

Lượt truy cập

Tìm kiếm Blog này

KẾT NỐI ZALO

KẾT NỐI ZALO
Zalo Fanpage

Find Us On Facebook

LIÊN HỆ VỚI TÔI

Follow Us widget

FACEBOOK

ADS

Ads

Trang

Bài đăng phổ biến